Tình hình nhà máy xử lý rác phát điện tại TPHCM 2024

Xuất bản: UTC +7

Tình hình cơ bản của các nhà máy xử lý rác phát điện tại TPHCM sẽ được Môi trường Quang Hồng tổng hợp lại cơ bản từ tiến độ và hướng giải quyết cho bạn đọc hiểu rõ hơn về các nhà máy xử lý rác phát điện tại TPHCM hiện nay

Nhà máy xử lý rác thải phát điện
Mô hình minh họa nhà máy xử lý rác thải phát điện

VWS trình UBND TP.HCM dự án đốt rác phát điện

UBND TP.HCM nhận được hồ sơ dự án chuyển đổi công nghệ đốt rác phát điện, giảm thiểu việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện hữu, theo đúng định hướng phát triển của TP.HCM từ công ty VWS.

Dự án của đốt rác phát điện của VWS mỗi ngày tiếp nhận và xử lý khoảng 6.000 tấn rác từ TP.HCM theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh của Mỹ. Lượng rác VWS xử lý tương đương 70% tổng lượng rác của toàn TP.HCM. Phần quan trọng trong của việc xử lý rác từ VWS là tái chế rác thành phân compost, phát điện…và nhiều sản phẩm khác từ rác.

UBND TP.HCM nhận được hồ sơ dự án từ công ty VWS về chuyển đổi công nghệ đốt rác phát điện, giảm thiểu việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng hình thức chôn lấp hợp vệ sinh hiện hữu, dự án tuân thủ theo đúng định và hướng phát triển của TP.HCM.

Công ty VWS đã lựa chọn được công nghệ xử lý rác thải từ Nhật Bản, phù hợp với đặc thù và thành phần rác thu gôm được tại TP.HCM. Với công suất của nhà máy đốt rác phát điện dự kiến xử lý khoảng 3.000 tấn rác mỗi ngày, đây là số lượng rác còn lại sau khi đã phân loại để tái chế, làm phân hữu cơ. Ngoài ra, Công ty VWS cũng đang triển khai dự án ủ rác để về là khí gas phát điện tại khu chôn lấp đã bắt đầu vận hành và đang được bộ phận kỹ thuật theo dõi.

Theo thanh niên: thanhnien.vn/vws-trinh-ubnd-tphcm-du-an-dot-rac-phat-dien-185231102120533334.htm

TP.HCM xin gia hạn thêm 2 năm cho dự án các nhá máy xử lý rác phát điện

Thay vì hoàn thành chỉ tiêu 80% rác thải được xử lý bằng công nghệ đốt rác phát điện và tái chế vào cuối năm 2025, Sở TN-MT TP.HCM kiến nghị gia hạn thêm 2 năm cho các dự án đốt rác phát điện.

Lượng rác thải khổng lồ
Số lượng rác thải khổng lồ đang tồn đọng mỗi ngày

Ngày 12.6, Sở TN-MT TP.HCM đã có văn bản báo cáo UBND TP.HCM về tình hình đầu tư nhà máy đốt rác phát điện trên địa bàn.

TP.HCM phát sinh khoảng 10.000 tấn rác thải mỗi ngày. TPHCM đã ký hợp động với 5 doanh nghiệp gồm Công ty CP Vietstar, CP Đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa, TNHH Xử lý chất thải Việt Nam, CP Tasco và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM để giải quyết vấn đề xử lý rác thải.

Từ năm 2017, Sở TN-MT đề nghị các doanh nghiệp này chuyển đổi công nghệ xử lý nhưng mới, và chỉ Công ty Vietstar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa được cấp quyết định chủ trương đầu tư. Dù vậy, 2 dự án trên vẫn chưa thể đưa vào sử dụng do vướng mắc thủ tục, đặc biệt phải chờ bổ sung dự án vào quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn vào lưới điện quốc gia (quy hoạch điện 8).

Đến giữa tháng 5.2023, quy hoạch điện 8 được Thủ tướng phê duyệt, là cơ sở pháp lý quan trọng để 2 doanh nghiệp trên đủ điều kiện nộp hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế cơ sở dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác sang đốt phát điện.

Đối với các dự án của 3 doanh nghiệp: Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam, Công ty CP Tasco và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM, Sở TN-MT cho biết vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện thủ tục pháp lý về đầu tư.

Với tiến độ hiện nay, Sở TN-MT đánh giá chỉ có dự án của Công ty Vietstar và Công ty Tâm Sinh Nghĩa có thể hoàn thành vào giai đoạn cuối năm 2025 với điều kiện hoàn thiện toàn bộ thủ tục pháp lý dự án trong năm nay và rút ngắn thời gian xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị còn 18 – 24 tháng.

Chưa kể, các dự án khác khó có thể hoàn thành thủ tục pháp lý trong năm 2023, thậm chí kéo dài do các vướng mắc phát sinh, nhất là đàm phán đơn giá xử lý.

Như vậy, chỉ tiêu tỷ lệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế có khả năng cao sẽ không đạt 80% vào cuối năm 2025 như đã đề ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Do đó, Sở TN-MT kiến nghị UBND TP.HCM xem xét, trình Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM gia hạn thêm 2 năm, tức là đến năm 2027 sẽ hoàn thành chỉ tiêu này.

Ngoài các dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác của 5 doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ có sẵn, UBND TP.HCM cũng dự kiến kêu gọi đầu tư nhà máy đốt rác phát điện tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc theo phương thức đối tác công tư.

Theo: thanhnien.vn/loat-nha-may-dot-rac-phat-dien-nam-tren-giay-tphcm-xin-gia-han-them-2-nam-185230612102214497.htm

Năm 2025 TPHCM sẽ có nhà máy xử lý rác phát điện

Theo một số báo của nhà nước phát hành, vào năm 2025 thành phố Hồ Chí Minh sẽ có nhà máy xử lý rác thải phát điện hiện đại giúp xử lý 15.000 tấn rác mỗi ngày, đây là tín hiệu vui mà hút hầm cầu Quang Hồng muốn giới thiệu tới quý khách hàng.

Theo sở Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM, đã có 5 đơn vị ký hợp đồng cung ứng dịch vụ xử lý chất thải sinh hoạt rắn với TP, và sở đã làm việc với các đơn vị xử lý chất thải này tiến hành nâng cấp chuyển đổi khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại để thu hồi năng lượng mỗi khi xử lý chất thải.

Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM đã chủ trương đầu tư cho 2 dự án chuyển đổi công nghệ là công ty Cổ Phần Vietstar và Công Ty CP Đầu tư phát triên Tâm Sinh Nghĩa với mức xử lý 2.000 tấn rác thải mỗi ngày và đã được chấp thuận vào năm 2019, 2021 nhưng dữ án tính đến nay đã chậm tiến độ.

Với quyết định 500/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 của Thủ tướng đã ban hành, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Và đầy là cơ sở để 2 doanh nghiệp Vietstar và Tâm Sinh Nghĩa hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiêm cưu kỹ thuật để Bộ Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở dự án chuyển đổi công nghệ xử lý rác sáng đốt phát điện.

Theo: https://huthamcaugiare.com/nha-may-xu-ly-rac-thai-phat-dien-tphcm-151d.html

Xử lý rác thải liên tục
Nhà máy xử lý rác thải liên tục không ngừng nghỉ 24/7

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *